Mã Xuân Cường Tay cơ thi số một việt nam, Trong 2 năm qua, Mã Xuân Cường là cơ thủ thi đấu tốt nhất của carom 3 băng Việt Nam trên đấu trường quốc tế, thành tích vượt xa những đàn anh đi trước, thậm chí còn hơn cả Dương Anh Vũ.
Phụ mẹ bán rau
Ở tuổi 31 nhưng Mã Xuân Cường trông già hơn rất nhiều bởi những lo toan trong công cuộc mưu sinh. Khoản tiền lương, phụ cấp tổng cộng khoảng 9-10 triệu đồng/tháng là không nhiều trong tình cảnh vật giá tăng như hiện nay. Rất may với tấm huy chương thế giới năm ngoái, anh được ngành thể thao TP.HCM hỗ trợ 1 khoản trọn gói để có chút ít tích lũy cho tương lai.
Đến giờ, Mã Xuân Cường vẫn đi sớm về khuya một mình bởi còn phụ giúp mẹ nuôi 2 em, 1 người còn đang đi học, 1 người bị bệnh não. Hằng ngày từ 3h sáng, Cường đã phải dậy để chạy hàng từ đại lý rau quả cho mẹ từ chợ Cầu Muối ở phường Cầu Ông Lãnh đến các bạn hàng. Đến khoảng 7h, khi công việc xong xuôi anh mới về nhà ngủ bù một giấc để chiều đi tập.
Vất vả là thế, nhưng anh chỉ lấy tiền xăng còn khoản lời bao nhiêu để mẹ nuôi hai em. Tính ra thời gian để anh tập luyện có phần hạn hẹp hơn so với đồng đội. Vì vậy, để có thể vừa thi đấu tốt vừa chạy hàng như Mã Xuân Cường trong vài năm trời là rất đáng nể phục. Hỏi về chuyện lập gia đình, anh chỉ ậm ừ rồi cười bảo: “Giờ chưa tính được, sự nghiệp đang lên cứ tập trung đã, cô ấy cũng hiểu và thông cảm cho tôi….”.
Buông tay súng, giữ tay cơ
Billiard vốn có nhiều VĐV xuất thân từ gia đình có điều kiện. Họ tìm đến môn thể thao này như một trò tiêu khiển nhưng với Mã Xuân Cường tất cả gắn liền với một chữ duyên. Anh sinh ra ở vùng quê nghèo thuộc tỉnh Vĩnh Long nhưng đã chuyển lên TP.HCM từ nhỏ. Gia đình nhỏ của anh vất vả mưu sinh ở khu vực cầu Ông Lãnh, Q.1, TP.HCM, vốn tập trung rất nhiều dân tứ xứ.
Cuộc sống khó khăn nhưng gia đình vẫn cho anh ăn học đến nơi đến chốn. Cũng như nhiều thanh niên khác, anh muốn mở cánh cửa tương lai bằng con đường học vấn. Tuy nhiên, cả hai lần thi Đại học anh đều không thể đậu vào ngành kinh tế. Không học, cũng không có nghề nghiệp ổn định, Cường được gọi nhập ngũ. Trở lại sau 2 năm hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh luôn đau đáu với con đường tương lai mờ mịt phía trước. Có một thời gian anh thử cầm “vô lăng” chạy xe tải chở hàng trong khu vực thành phố. Nhưng công việc bấp bênh lại có thu nhập hẻo nên anh đã sớm từ bỏ.
Cho đến một lần, tại phường anh ở có tổ chức một cuộc thi billiard. Vốn đã có thời tập tành bi-da “phăng” tại CLB gần nhà trong thời gian nhàn rỗi, anh mạnh dạn đăng ký tham dự. Nào ngờ, anh đoạt luôn giải ở nội dung carom 1 băng và 3 băng. Đó là thời điểm năm 2002, cột mốc mở ra bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh. Phải mất gần 2 năm, Mã Xuân Cường mới được thừa nhận là cơ thủ chuyên nghiệp sau một loại cuộc thi “sát hạch” từ các cuộc thi phân hạng ở TP.HCM.
Đến năm 2005, trong một lần ghé thăm một CLB Billiard ở Nguyễn Du, “ông bầu” Nguyễn Việt Hòa thấy được Mã Xuân Cường. Với con mắt của một HLV, ông thấy được tài năng trong anh và đưa về tập luyện cùng những VĐV hàng đầu của TP.HCM tại CLB ở Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng. Đó thật sự là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của anh. Được tập luyện cùng những cơ thủ hàng đầu TP.HCM, trình độ của anh đã được nâng lên vượt bậc. Đến năm 2009, Mã Xuân Cường đứng trong hàng ngũ ĐTQG và duy trì thành tích ổn định từ đó đến nay.
Chỉ chịu thua số 1 thế giới
Tại giải VĐTG nội dung carom 3 băng vừa kết thúc hồi đầu tháng này tại Bỉ, đội tuyển carom 3 băng Việt Nam đã tham dự với Dương Anh Vũ là chủ lực (số 1) và Mã Xuân Cường là trợ thủ (số 2). Trong cuộc hành trình đối mặt với những cơ thủ hàng đầu thế giới, chính Cường chứ không phải Anh Vũ là động lực chính giúp ĐTVN đứng hạng 6 chung cuộc và số 1 Châu Á.
Cụ thể, trong 4 trận đấu của mình, Mã Xuân Cường có đến 3 trận thắng và chỉ chịu thua đúng 1 trận trước cơ thủ số 1 thế giới của Bỉ là Frederic Caudron ở thế bị lội ngược dòng. Set đầu anh thi đấu cực hay để thắng Caudron với tỷ số 15/13, nhưng ở 2 set sau đó Caudron đã nhanh chóng chứng tỏ được đẳng cấp của mình để thắng lại. Cần phải biết rằng có rất ít tay cơ ngoài top 20 thế giới có thể thắng được 1 set trước tay cơ kỳ tài này của Bỉ.
Tại giải đấu này Mã Xuân Cường là một trong những cơ thủ chơi xuất sắc nhất, thậm chí có thể coi là hay nhất nếu tính riêng ở các nước Châu Á. Điểm mạnh của anh là điềm tĩnh, không hề run sợ trước những tay cơ hàng đầu của thế giới, đặc biệt là Châu Âu. Còn nhớ tại giải VĐTG ở Suwon, Hàn Quốc năm ngoái chính Cường đã hạ Frederic Caudron để đoạt hạng 3 chung cuộc. Đây là thành tích tốt thứ 2 trong lịch sử carom 3 băng Việt Nam tại đấu trường quốc tế, sau tấm HCB của tay cơ Trần Chí Thanh vào năm 2009. Từ giờ đến cuối năm, Mã Xuân Cường sẽ có cơ hội để chứng tỏ đẳng cấp của mình tại giải vô địch Châu Á được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 7 tới.
Theo kế hoạch, sau cuộc thi AGIPI Master, Xuân Cường và đồng đội Trần Quyết Thắng sẽ tham dự World Cup Hurghada tại Ai Cập vào đầu tháng 12/2012.
Tay cơ TPHCM Mã Xuân Cường tiếp tục tham dự World Cup Hurghada. Là tay cơ Việt Nam đầu tiên được mời tham dự giải carom AGIPI Masters diễn ra tại Schiltigheim (Pháp). Mã Xuân Cường đã xếp hạng ba của bảng 2. Được xếp vào bảng 2, Xuân Cường phải đối mặt với 5 cơ thủ các nước Tây Âu. Ở trận đấu đầu tiên của bảng, tay cơ Việt Nam gặp đối thủ sinh năm 1994, Joao Pedro Ferreira (Bồ Đào Nha). Sau 49 lượt cơ, Xuân Cường đã giành chiến thắng 50/37.
Tại trận đấu thứ hai, Xuân Cường gặp tay cơ Nikos Polychronopoulos (Hy Lạp) và để thua với tỷ số 36/50 sau 38 lượt cơ. Sau đó, Mã Xuân Cường thua Eddy Leppens (Đức) 23/50 và khép lại loạt đấu vòng bảng bằng chiến thắng sát nút Jerome Barbeillon (Pháp) 50/49.
Sau những trận đấu vòng bảng, hai tay cơ dẫn đầu là Nikos Polychronopoulos và Eddy Leppens đã giành vé lọt vào vòng đấu chính, diễn ra vào tháng 2/2013 cũng tại Schiltigheim, Pháp. Tay cơ Mã Xuân Cường xếp ở vị trí thứ ba của bảng 2 và xét về toàn giải, đứng ở vị trí thứ 8/10 với 1.132 điểm, xếp trên tay cơ chủ nhà Jerome Barbeillon 1.058 điểm và Joao Ferreira 0.764 điểm.
Do BTC sẽ chỉ lấy các vị trí dẫn đầu vào vòng hai nên không còn cơ hội giành vé với Mã Xuân Cường. Theo kế hoạch, sau cuộc thi AGIPI Master, Xuân Cường và đồng đội Trần Quyết Thắng sẽ tham dự World Cup Hurghada tại Ai Cập vào đầu tháng 12/2012.
Xuân Cường có chiến thắng tại AGIPI Masters 2012
Ở tuổi 31 nhưng Mã Xuân Cường trông già hơn rất nhiều bởi những lo toan trong công cuộc mưu sinh. Khoản tiền lương, phụ cấp tổng cộng khoảng 9-10 triệu đồng/tháng là không nhiều trong tình cảnh vật giá tăng như hiện nay. Rất may với tấm huy chương thế giới năm ngoái, anh được ngành thể thao TP.HCM hỗ trợ 1 khoản trọn gói để có chút ít tích lũy cho tương lai.
Đến giờ, Mã Xuân Cường vẫn đi sớm về khuya một mình bởi còn phụ giúp mẹ nuôi 2 em, 1 người còn đang đi học, 1 người bị bệnh não. Hằng ngày từ 3h sáng, Cường đã phải dậy để chạy hàng từ đại lý rau quả cho mẹ từ chợ Cầu Muối ở phường Cầu Ông Lãnh đến các bạn hàng. Đến khoảng 7h, khi công việc xong xuôi anh mới về nhà ngủ bù một giấc để chiều đi tập.
Vất vả là thế, nhưng anh chỉ lấy tiền xăng còn khoản lời bao nhiêu để mẹ nuôi hai em. Tính ra thời gian để anh tập luyện có phần hạn hẹp hơn so với đồng đội. Vì vậy, để có thể vừa thi đấu tốt vừa chạy hàng như Mã Xuân Cường trong vài năm trời là rất đáng nể phục. Hỏi về chuyện lập gia đình, anh chỉ ậm ừ rồi cười bảo: “Giờ chưa tính được, sự nghiệp đang lên cứ tập trung đã, cô ấy cũng hiểu và thông cảm cho tôi….”.
Buông tay súng, giữ tay cơ
Billiard vốn có nhiều VĐV xuất thân từ gia đình có điều kiện. Họ tìm đến môn thể thao này như một trò tiêu khiển nhưng với Mã Xuân Cường tất cả gắn liền với một chữ duyên. Anh sinh ra ở vùng quê nghèo thuộc tỉnh Vĩnh Long nhưng đã chuyển lên TP.HCM từ nhỏ. Gia đình nhỏ của anh vất vả mưu sinh ở khu vực cầu Ông Lãnh, Q.1, TP.HCM, vốn tập trung rất nhiều dân tứ xứ.
Cuộc sống khó khăn nhưng gia đình vẫn cho anh ăn học đến nơi đến chốn. Cũng như nhiều thanh niên khác, anh muốn mở cánh cửa tương lai bằng con đường học vấn. Tuy nhiên, cả hai lần thi Đại học anh đều không thể đậu vào ngành kinh tế. Không học, cũng không có nghề nghiệp ổn định, Cường được gọi nhập ngũ. Trở lại sau 2 năm hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh luôn đau đáu với con đường tương lai mờ mịt phía trước. Có một thời gian anh thử cầm “vô lăng” chạy xe tải chở hàng trong khu vực thành phố. Nhưng công việc bấp bênh lại có thu nhập hẻo nên anh đã sớm từ bỏ.
Cho đến một lần, tại phường anh ở có tổ chức một cuộc thi billiard. Vốn đã có thời tập tành bi-da “phăng” tại CLB gần nhà trong thời gian nhàn rỗi, anh mạnh dạn đăng ký tham dự. Nào ngờ, anh đoạt luôn giải ở nội dung carom 1 băng và 3 băng. Đó là thời điểm năm 2002, cột mốc mở ra bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh. Phải mất gần 2 năm, Mã Xuân Cường mới được thừa nhận là cơ thủ chuyên nghiệp sau một loại cuộc thi “sát hạch” từ các cuộc thi phân hạng ở TP.HCM.
Đến năm 2005, trong một lần ghé thăm một CLB Billiard ở Nguyễn Du, “ông bầu” Nguyễn Việt Hòa thấy được Mã Xuân Cường. Với con mắt của một HLV, ông thấy được tài năng trong anh và đưa về tập luyện cùng những VĐV hàng đầu của TP.HCM tại CLB ở Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng. Đó thật sự là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của anh. Được tập luyện cùng những cơ thủ hàng đầu TP.HCM, trình độ của anh đã được nâng lên vượt bậc. Đến năm 2009, Mã Xuân Cường đứng trong hàng ngũ ĐTQG và duy trì thành tích ổn định từ đó đến nay.
Chỉ chịu thua số 1 thế giới
Tại giải VĐTG nội dung carom 3 băng vừa kết thúc hồi đầu tháng này tại Bỉ, đội tuyển carom 3 băng Việt Nam đã tham dự với Dương Anh Vũ là chủ lực (số 1) và Mã Xuân Cường là trợ thủ (số 2). Trong cuộc hành trình đối mặt với những cơ thủ hàng đầu thế giới, chính Cường chứ không phải Anh Vũ là động lực chính giúp ĐTVN đứng hạng 6 chung cuộc và số 1 Châu Á.
Cụ thể, trong 4 trận đấu của mình, Mã Xuân Cường có đến 3 trận thắng và chỉ chịu thua đúng 1 trận trước cơ thủ số 1 thế giới của Bỉ là Frederic Caudron ở thế bị lội ngược dòng. Set đầu anh thi đấu cực hay để thắng Caudron với tỷ số 15/13, nhưng ở 2 set sau đó Caudron đã nhanh chóng chứng tỏ được đẳng cấp của mình để thắng lại. Cần phải biết rằng có rất ít tay cơ ngoài top 20 thế giới có thể thắng được 1 set trước tay cơ kỳ tài này của Bỉ.
Tại giải đấu này Mã Xuân Cường là một trong những cơ thủ chơi xuất sắc nhất, thậm chí có thể coi là hay nhất nếu tính riêng ở các nước Châu Á. Điểm mạnh của anh là điềm tĩnh, không hề run sợ trước những tay cơ hàng đầu của thế giới, đặc biệt là Châu Âu. Còn nhớ tại giải VĐTG ở Suwon, Hàn Quốc năm ngoái chính Cường đã hạ Frederic Caudron để đoạt hạng 3 chung cuộc. Đây là thành tích tốt thứ 2 trong lịch sử carom 3 băng Việt Nam tại đấu trường quốc tế, sau tấm HCB của tay cơ Trần Chí Thanh vào năm 2009. Từ giờ đến cuối năm, Mã Xuân Cường sẽ có cơ hội để chứng tỏ đẳng cấp của mình tại giải vô địch Châu Á được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 7 tới.
Theo kế hoạch, sau cuộc thi AGIPI Master, Xuân Cường và đồng đội Trần Quyết Thắng sẽ tham dự World Cup Hurghada tại Ai Cập vào đầu tháng 12/2012.
Tay cơ TPHCM Mã Xuân Cường tiếp tục tham dự World Cup Hurghada. Là tay cơ Việt Nam đầu tiên được mời tham dự giải carom AGIPI Masters diễn ra tại Schiltigheim (Pháp). Mã Xuân Cường đã xếp hạng ba của bảng 2. Được xếp vào bảng 2, Xuân Cường phải đối mặt với 5 cơ thủ các nước Tây Âu. Ở trận đấu đầu tiên của bảng, tay cơ Việt Nam gặp đối thủ sinh năm 1994, Joao Pedro Ferreira (Bồ Đào Nha). Sau 49 lượt cơ, Xuân Cường đã giành chiến thắng 50/37.
Tại trận đấu thứ hai, Xuân Cường gặp tay cơ Nikos Polychronopoulos (Hy Lạp) và để thua với tỷ số 36/50 sau 38 lượt cơ. Sau đó, Mã Xuân Cường thua Eddy Leppens (Đức) 23/50 và khép lại loạt đấu vòng bảng bằng chiến thắng sát nút Jerome Barbeillon (Pháp) 50/49.
Sau những trận đấu vòng bảng, hai tay cơ dẫn đầu là Nikos Polychronopoulos và Eddy Leppens đã giành vé lọt vào vòng đấu chính, diễn ra vào tháng 2/2013 cũng tại Schiltigheim, Pháp. Tay cơ Mã Xuân Cường xếp ở vị trí thứ ba của bảng 2 và xét về toàn giải, đứng ở vị trí thứ 8/10 với 1.132 điểm, xếp trên tay cơ chủ nhà Jerome Barbeillon 1.058 điểm và Joao Ferreira 0.764 điểm.
Do BTC sẽ chỉ lấy các vị trí dẫn đầu vào vòng hai nên không còn cơ hội giành vé với Mã Xuân Cường. Theo kế hoạch, sau cuộc thi AGIPI Master, Xuân Cường và đồng đội Trần Quyết Thắng sẽ tham dự World Cup Hurghada tại Ai Cập vào đầu tháng 12/2012.
Xuân Cường có chiến thắng tại AGIPI Masters 2012
Là tay cơ Việt Nam đầu tiên được mời tham dự giải carom AGIPI Masters, Mã Xuân Cường đã có chiến thắng đầu tiên trong khuôn khổ giải. Cuộc thi diễn ra tại Schiltigheim, Pháp từ ngày 23 đến 25-11.
Được xếp vào bảng 2, Mã Xuân Cường phải đối mặt với 5 cao thủ Tây Ban Nha, Hy Lạp và Đức. Ở trận đấu đầu tiên của bảng, tay cơ Việt Nam gặp đối thủ sinh năm 1994, Joao Pedro Ferreira (Bồ Đào Nha). Sau 49 lượt cơ, Xuân Cường đã giành chiến thắng 50/37. Tại trận đấu thứ hai, Xuân Cường gặp tay cơ Nikos Polychronopoulos (Hy Lạp) và để thua với tỷ số 36/50 sau 38 lượt cơ. Đây cũng là VĐV giành nhiều chiến thắng nhất trong bảng 2 khi đã có trong tay 3 chiến thắng.
Xét về thành tích của 10 tay cơ thuộc hai bảng 1 và 2 thì Nikos Polychronopoulos dẫn đầu với 1.456 điểm. Tay cơ Mã Xuân Cường xếp ở vị trí thứ 8/10 với 1.132 điểm, xếp trên tay cơ chủ nhà Jerome Barbeillon 1.058 điểm và Joao Ferreira 0.764 điểm. Do BTC sẽ chỉ lấy các vị trí dẫn đầu vào vòng hai nên cơ hội giành vé với Mã Xuân Cường đã ngoài tầm với.
Trước khi đến với Schiltigheim, Mã Xuân Cường đã có một vài ngày tập luyện tại một CLB thân thiết ở Paris để chuẩn bị cho giải. Tuy chưa giành được thành tích tốt nhưng việc được mời tham gia một giải đấu chuyên nghiệp mang đẳng cấp thế giới như AGIPI Masters cũng là dịp để Xuân Cường học hỏi.
Theo kế hoạch, sau AGIPI Master, Xuân Cường và đồng đội Trần Quyết Thắng sẽ tham dự World Cup Hurghada tại Ai Cập vào đầu tháng 12-2012.
Xét về thành tích của 10 tay cơ thuộc hai bảng 1 và 2 thì Nikos Polychronopoulos dẫn đầu với 1.456 điểm. Tay cơ Mã Xuân Cường xếp ở vị trí thứ 8/10 với 1.132 điểm, xếp trên tay cơ chủ nhà Jerome Barbeillon 1.058 điểm và Joao Ferreira 0.764 điểm. Do BTC sẽ chỉ lấy các vị trí dẫn đầu vào vòng hai nên cơ hội giành vé với Mã Xuân Cường đã ngoài tầm với.
Trước khi đến với Schiltigheim, Mã Xuân Cường đã có một vài ngày tập luyện tại một CLB thân thiết ở Paris để chuẩn bị cho giải. Tuy chưa giành được thành tích tốt nhưng việc được mời tham gia một giải đấu chuyên nghiệp mang đẳng cấp thế giới như AGIPI Masters cũng là dịp để Xuân Cường học hỏi.
Theo kế hoạch, sau AGIPI Master, Xuân Cường và đồng đội Trần Quyết Thắng sẽ tham dự World Cup Hurghada tại Ai Cập vào đầu tháng 12-2012.
0 kommenttia:
Lähetä kommentti